Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGHIÊN CỨU THU NHẬN CHẾ PHẨM ENZYME PROTEASE TỪ RUỘT CÁ BASA

Go down

NGHIÊN CỨU THU NHẬN CHẾ PHẨM ENZYME PROTEASE TỪ RUỘT CÁ BASA Empty NGHIÊN CỨU THU NHẬN CHẾ PHẨM ENZYME PROTEASE TỪ RUỘT CÁ BASA

Bài gửi  chilinhkgcc Sat Nov 21, 2009 4:52 pm

NGHIÊN CỨU THU NHẬN CHẾ PHẨM ENZYME PROTEASE TỪ RUỘT
CÁ BASA (Pangasius bocourti)
Trần Quốc Hiền(1), Lê Văn Việt Mẫn(2)
(1) Trung tâm Công nghệ Sau thu hoạch, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II
(2) Trường Đại học Bách khoa, ĐHQG-HCM
1.MỞ ĐẦU
Ngành chế biến thủy sản trong nước và trên thế giới hàng năm thải ra một lượng lớn
các phụ phế phẩm cần được xử lý hoặc chế biến tiếp. Phụ phẩm thủy sản thường là nội
tạng, đầu, xương, da... Để giải quyết một lượng lớn phụ phẩm như hiện nay, tại Việt Nam
và trên thế giới đang có xu hướng tận thu phần phụ phẩm để chế biến thành các sản phẩm
có giá trị gia tăng[1]. Một số phụ phẩm có giá trị dinh dưỡng cao dùng để chế biến thành
bột cá, dầu cá… [4]. Ngoài ra các sản phẩm như: chế phẩm enzyme, peptide có hoạt tính
sinh học, màng sinh học được chế biến từ một số loại phụ phẩm thủy sản có thể mang lại
những hiệu quả kinh tế rất lớn cho con người [8].
Tại Việt nam hiện nay, phụ phẩm của cá tra, basa được sử dụng chủ yếu làm thức ăn
cho gia súc, thủy sản và làm phân bón. Việc thu nhận chế phẩm enzyme protease từ ruột
cá basa là một vấn đề được đặt ra nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả hơn phụ phẩm của
ngành chế biến thủy sản.
2.NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Nguyên liệu
Nội tạng của cá basa do nhà máy chế biến thủy sản Vĩnh Long cung cấp. Sau khi giết
mổ, nội tạng được bảo quản ở nhiệt độ -20oC. Thời gian bảo quản nội tạng càng ngắn
càng tốt để tránh hiện tượng enzyme bị biến tính.
Muối amonium sulfat, ethanol, aceton và isopropanol được sử dụng như là những tác
nhân để kết tủa enzyme. Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu này đều do Trung Quốc
sản xuất.
2.2.Phương pháp nghiên cứu
Ruột cá basa được cắt nhỏ đến kích thước 4 x 8 (mm x mm) và được phối trộn với
dung môi theo tỷ lệ thích hợp. Nhiệt độ dung môi trước khi phối trộn là 2-4oC. Tiếp theo,
hỗn hợp được nghiền trong thiết bị Ik T25 (Đức) với vận tốc 9000v/phút trong thời gian 3
phút trước khi quá trình trích enzyme bắt đầu. Trong quá trình nghiền, nhiệt độ hỗn hợp
không vượt quá 5oC.
Việc tối ưu hóa quá trình chiết enzyme từ ruột cá basa được thực hiện theo phương
pháp qui hoạch thực nghiệm. Ý nghĩa của các hệ số phương trình hồi qui được kiểm tra
theo tiêu chuẩn Student và sự tương thích của phương trình hồi qui với thực nghiệm được
kiểm tra theo tiêu chuẩn Fisher [3].
Các phương pháp phân tích
Hoạt tính protease được xác định theo phương pháp Anson cải tiến [1]. Hàm lượng
protein được xác định theo phương pháp Lowry [1]
Công thức tính toán
Hoạt tính riêng là số đơn vị hoạt tính enzyme được tính trên 1mg protein của chế
phẩm. Hiệu suất thu hồi protease là tỷ lệ giữa tổng hoạt tính enzyme thu được sau quá
trình tinh sạch và tổng hoạt tính enzyme trong mẫu trước khi đem tinh sạch.
Độ tinh sạch là tỷ lệ giữa hoạt tính riêng của enzyme thu được sau quá trình tinh sạch
và hoạt tính riêng của mẫu enzyme trước khi đem tinh sạch


Xem tiếp: [You must be registered and logged in to see this link.]
chilinhkgcc
chilinhkgcc
Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 144
Points : 311
Join date : 25/07/2008
Đến từ : Giảng viên trường cao đẳng cộng đồng Kiên Giang

http://nguyenchilinh.tk

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết